Top 19 di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận

Tổng hợp danh sách các di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận. Thông tin chi tiết về các di sản này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Hy Lạp từ thuở sơ khai. Cùng Casa Seguro tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

Tính đến năm 2024, có 19 di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận. Từ các thành trì thời đại đồ đồng, thành cổ Acropolis linh thiêng của Athens đến các tu viện Byzantine và pháo đài Venice, tất cả đều là minh chứng cho lịch sử nhân loại. Đây cũng là kết quả của sự bảo tồn, gìn giữ tuyệt vời của người dân nước này.

Đền thờ Apollo ở Bassae

Đền thờ Apollo trong khu bảo tồn ở Bassae. Đây là di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận đầu tiên vào năm 1986.

Theo tài liệu còn ghi lại, đền thờ được xây dựng vào nửa sau thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên (TCN). Đền này nằm trên địa phận của vùng núi Arcadian của Peloponnese.

Đây là di sản thế giới ở Hy Lạp có sự kết hợp cả ba trật tự kiến ​​trúc là Doric, Ionic và Corinthian. Nó cũng công trình duy nhất còn giữ được cột Corinthian có niên đại hàng nghìn năm.

Ngoài ra, tác phẩm mô tả các cảnh chiến đấu thần thoại với Amazons và Centaurs ở đền thờ Apollo cũng là một trong những tác phẩm đẹp nhất về điêu khắc phù điêu từ thời Hy Lạp cổ đại.

Acropolis ở Athena (1987)

Acropolis là di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận mà bạn không thể bỏ qua. Vào những năm 776 – 480 TCN, nơi đây được ví như thánh địa tôn giáo. Thành cổ này gắn liền với truyền thuyết về Athena – nữ thần bảo hộ của Athens.

Năm 480 TCN, dưới vó ngựa của người Ba Tư, nhiều công trình ở Acropolis đã bị phá hủy. Phải tới nửa sau thế kỷ 5 TCN nơi này mới được trùng tu lại. Người ta cũng làm thêm các di tích chế tác hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Pentelic.

Giới chuyên môn nhận định, Acropolis ở Athens đại diện cho hơn 1000 năm văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nó cũng là một trong những địa điểm tập trung nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật cổ đại nhất thế giới.

acropolis-hill-greece-casa-seguro-011
Acropolis ở Athena.

Di chỉ khảo cổ Delphi (1987)

Năm 1987, di chỉ khảo cổ Delphi chính thức trở thành di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận.

Theo người Hy Lạp cổ đại, đền thờ Panhellenic ở Delphi là nơi có Omphalos hay còn gọi là “rốn” của thế giới. Di chỉ này nằm sâu trong thung lũng Pleistos.  Nó được bao quanh bởi núi Parnassus.

Tới thiên niên kỷ thứ 2 TCN, hoạt động tôn giáo bắt đầu xuất hiện ở đây. Đền thờ Panhellenic trong di chỉ này là nơi thờ phụng Gaia (Mẹ Trái đất). Vào thế kỷ thứ 8 TCN giáo phái Apollo được thành lập. Khởi nguyên có vị thần là âm nhạc, hòa âm và ánh sáng.

Đến thế kỷ thứ 6 TCN, Delphi được coi là trung tâm tôn giáo. Nó cũng trở thành biểu tượng cho sự thống nhất của Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, khu bảo tồn chỉ còn một số tòa nhà cổ. Chúng là đại diện cho tất cả các trật tự kiến ​​trúc và phong cách nghệ thuật Hy Lạp.

Đền thờ Asklepios ở Epidaurus (1988)

Nằm trong thung lũng nhỏ trên bán đảo Agrolid, đền thờ Asklepios là một trong những trung tâm y tế quan trọng nhất thời cổ đại. Đây là nơi các vị thần y học của giáo phái Apollo làm việc vào đầu thế kỷ 8 TCN.

Trong thần thoại có ghi, ngôi đền này để thờ con trai của thần Apollo. Nó bao gồm đền Artemis và Asklepios gần địa điểm nơi ông sinh ra. Tholos bí ẩn với thiết kế hoa văn, chạm khắc tinh xảo.

Ngoài khu đền chính còn có thêm các khu phụ trợ như:

  • Nơi ở của bệnh nhân.
  • Phòng nghi lễ.
  • Phòng tắm.

Nó giúp người tới thăm quan phần nào hình dung về các hoạt động khám chữa bệnh của các giáo phái thời kỳ bấy giờ.

Thành phố thời trung cổ ở Rhodes (1988)

Dựa vào các tiêu chí công nhận di sản thế giới của UNESCO thành phố Rhodes cũng được công nhận là di sản thế giới năm 1988.

Lịch sử còn ghi, từ 1309 – 1523 sau Công nguyên (SCN), đảo Rhodes bị dòng Thánh John của Jerusalem chiếm đóng. Họ bắt tay vào xây dựng cung điện, bệnh viện, trang bị quân sự… Đồng thời biến nơi đây thành pháo đài kiên cố. Họ kỳ vọng, nơi này có thể chịu được các cuộc tấn công tàn bạo của kẻ thù.

Năm 1522, Rhodes rơi vào tay của Ottoman. Người Ottoman đã cải tạo nhiều nhà thờ ở đảo thành nhà thờ Hồi giáo. Ngày nay, kiến trúc Gothic của thành phố thời trung cổ vẫn tồn tại song song với các nhà thờ Hồi giáo.

Metéora (1988)

Nằm cạnh dãy núi Pindos ở phía Tây Thessaly, Meteora nổi bật với những cột đá khổng lồ. Đây cũng là một trong những nơi có tu viện Chính thống giáo Đông Phương đông nhất thế giới.

Lịch sử còn ghi, các cột trụ lớn ở đây được dựng từ thế kỷ 11. Vào thế kỷ thứ 16, nơi đây có tới 24 tu viện hoạt động. Chúng được quản lý bởi các tu sĩ và nữ tu.

Phần lớn các tu viện ở Meteora được xây dựng theo kiến trúc Athonite. Điểm này gần giống với các tòa nhà trên núi Athos. Các bức bích họa ở đây đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của hội họa hậu Byzantine.

Ngày nay, khu vực này chỉ còn khoảng 6 tu viện đang hoạt động với 50 nhà sư, nữ tu. Năm 1988, Meteora trở thành di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận.

meteora-monastery-greece-casa-seguro-011
Metéora Greece.

Di tích tiền Kitô giáo và Byzantine của Thessaloniki (1998)

Cũng vào năm 1988, tiền Kitô giáo và Byzantine trở thành di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận. Di tích được thành lập vào năm 315 TCN bởi vua Cassander.

Được biết, Thessaloniki là căn cứ đầu tiên truyền bá Cơ đốc giáo. Các di tích của thành phố bao gồm một số nhà thờ, vương cung thánh đường rất đẹp. Chúng đều được xây dựng từ thế kỷ 4 – thế kỷ 15. Đồng thời là đại diện cho hàng loạt kiến trúc theo kiểu mẫu trải dài toàn bộ lịch sử của thời kỳ Byzantine.

Trong suốt thời kỳ Byzantine, Thessaloniki là một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng. Các bức tranh tường, tranh ghép và bích họa, đặc biệt là những bức trong Nhà thờ Hosios David và Aghios Demetrios là minh chứng điển hình nhất về nghệ thuật Kitô giáo thời kỳ đầu.

Di chỉ khảo cổ ở Olympia (1989)

Đền thờ Olympia ở phía tây bắc Peloponnese đã trở thành trung tâm thờ thần Zeus từ đầu thế kỷ thứ 10 TCN.

Olympia đã trở thành một thánh địa Panhellenic. Đẫy cũng là địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic cổ đại, bắt đầu từ năm 776 TCN. Bên cạnh thánh địa và sân vận động là vô số các:

  • Tòa nhà hành chính.
  • Nhà trọ.
  • Nhà tắm.
  • Các công trình thể thao.

Tất cả đều được được sử dụng để chuẩn bị và tổ chức Thế vận hội.

Thế vận hội thể hiện những lý tưởng cao cả của chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp. Nó là sự hòa hợp về thể chất và tinh thần. Đồng thời nó cũng biểu thị cho sự cạnh tranh hòa bình và cao quý giữa những người tự do và bình đẳng.

Ngoài ra, nơi này còn đặt bức tượng thờ thần Zeus bằng vàng và ngà voi. Bức tượng có chiều cao 12,4m vào thế kỷ thứ 5 TCN. Nó cũng là một trong Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Mystras là di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận năm 1989

Mystras là tàn tích của thành phố thời trung cổ Mystras. Nó nằm trên sườn núi Taygetus ở phía đông nam Peloponnese.

Năm 1262, người Frank đã “dâng” thành phố kiên cố này cho người Byzantine. Kể từ đó, nơi đây trở thành trung tâm quyền lực của Byzantine ở miền nam Hy Lạp. Và đây cũng là dấu mốc mở ra một thời kỳ thịnh vượng và phát triển rực rỡ của nền văn hóa Byzantine.

Các tu viện, nhà thờ ở đây được xây dựng vào thế kỷ 14 và 15. Trong thời kỳ Phục hưng, các nhà thờ Mystras, được bao phủ bởi các bức bích họa. Bên cạnh đó còn có những tác phẩm nghệ thuật La Mã và Gothic tinh xảo. Cũng từ giai đoạn này, Mystras thu hút nhiều học giả bao gồm:

  • Cơ đốc giáo.
  • Các nhà triết học.
  • Các trí thức Tân Platon.

Đảo Delos (1990)

Đến thế kỷ thứ 9 TCN, Delos trở thành một trong những trung tâm tôn giáo quan trọng nhất trong thế giới cổ đại.

Theo thần thoại Hy Lạp, đây là nơi sinh của Apollo-Sun (thần ban ngày) và Artemis-Moon. Việc thành lập thánh địa Apollonian trên đảo, đã khiến nơi đây trở thành điểm thu hút những người hành hương.

Hòn đảo có nhiều di tích kiến ​​trúc, bao gồm:

  • Các tòa nhà công cộng được trang trí lộng lẫy.
  • Các thánh địa nhỏ hơn dành cho các vị thần nước ngoài. Họ là Isis, Sarapis và Anubis của Ai Cập. Hadad và Atargatis của Syria.
  • Kho bạc của Liên minh Delian do người Athens lãnh đạo.

Vào khoảng năm 90 TCN, dân số của hòn đảo là 30.000 người. Thời điểm đó, nó đã trở thành một trong những trung tâm thương mại giàu có nhất ở Địa Trung Hải. Hơn thế đây còn là trung tâm buôn bán nô lệ thời cổ đại.

delos-island-greece-casa-seguro-001
Sau Chiến tranh Mithridatic (88–63 TCN) đảo suy tàn. Cuối cùng nó đã bị bỏ hoang.

Tu viện Daphni, Tu viện Hosios Loukas và Tu viện Nea Moni ở Chios (1990)

Mặc dù cách xa nhau về mặt địa lý, ba tu viện thời Trung Byzantine này có nhiều đặc điểm kiến ​​trúc giống nhau. Cụm di tích này trở thành di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận năm 1990.

Cả ba nhà thờ đều được xây dựng theo mặt bằng hình chữ thập trong hình vuông với:

  • Mái vòm lớn.
  • Định hình không gian hình bát giác của Hy Lạp.

Vào thế kỷ 11 và 12, chúng được trang trí bằng một số tác phẩm điêu khắc làm từ đá cẩm thạch và tranh ghép đẹp nhất thời kỳ đó.

Theo các học giả, hầm mộ chôn cất bên dưới Hosios Loukas chứa tranh tường hoàn chỉnh nhất từ ​​thời kỳ đó. Những người hành hương thường ngủ trong hầm mộ.. Họ mong muốn trải nghiệm giấc mơ được thần linh truyền cảm hứng hoặc được chữa khỏi bệnh.

Pythagoreion và Heraion ở đảo Samos (1992)

Do vị trí địa lý ở phía đông biển Aegean, đảo Samos đã trở thành một cường quốc thương mại và hải quân quan trọng trong thế giới Hy Lạp cổ đại. Từ thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 TCN đã có các khu định cư nhỏ trên đảo.

Thành phố cảng kiên cố Pythagoreion nằm ở phía đông bắc của hòn đảo. Các nhà khảo cổ đã tìm thêm được:

  • Những con phố lát đá.
  • Quảng trường công cộng.
  • Biệt thự.
  • Sàn khảm tuyệt đẹp.

Việc thờ phụng nữ thần Hera trên đảo Samos bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng. Ban đầu nó tồn tại dưới dạng một bàn thờ bằng đá.

Sau này, người ta xây dựng 3 ngôi đền liền kề. Chúng được xây dựng và hoàn thành vào thế kỷ thứ 7 và thứ 6 TCN. Ngôi đền cuối cùng có kích thước 55m x 108m và được bao quanh bởi một hàng cột gồm 155 cột cao 20m.

Đây còn là quê hương của một số nhà tư tưởng vĩ đại như:

  • Triết gia toán học Pythagoras.
  • Triết gia Epicurus.
  • Nhà thiên văn học Aristarchus người Samian.

Pythagoreion và Heraion ở đảo Samos.

Di chỉ khảo cổ Vergina (1996)

Di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận này là một thị trấn nhỏ ở miền Bắc Hy Lạp. Nó thuộc một phần của đô thị Veria ở Imathia, Trung Macedonia.

Vergina được thành lập vào năm 1922. Nơi đây được biết đến nhiều nhất là Aigai cổ đại. Năm 336 TCN, Philip II bị ám sát tại nhà hát Aigai. Sau đó, con trai ông, Alexander Đại đế , lên ngôi vua.

Aigai đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vì “là minh chứng đặc biệt cho sự phát triển đáng kể của nền văn minh châu Âu, trong quá trình chuyển đổi từ thành bang cổ điển sang cấu trúc đế quốc của thời kỳ Hy Lạp hóa và La Mã “

Di chỉ khảo cổ Mycenae và Tiryns (1999)

Nhắc đến văn hóa Hy Lạp chắc chắn phải biết tới di chỉ khảo cổ Mycenae và Tiryns. Hai di chỉ này nằm cách nhau 20km tại vùng Argolid ở đông bắc Peloponnese. Chúng là tàn tích của hai trung tâm quan trọng nhất trong nền văn minh Mycenae Hy Lạp.

Các cuộc khai quật vào thế kỷ 19 và 20 đã phát hiện ra những kiến ​​trúc tượng đài, các vòng tròn mộ chứa các hiện vật được bảo quản tuyệt đẹp và mặt nạ tang lễ bằng vàng, các ngôi mộ tholos có gờ và Cổng Sư tử mang tính biểu tượng.

Thành Tiryns nằm cách Mycenae 20km về phía đông nam trên một ngọn đồi thấp gần cửa vịnh Argolic. Những bức tường khổng lồ của thành, được xây bằng những viên đá dày tới 8 mét và cao 13m.

Tu viện Thánh Gioan và Hang Khải Huyền (1999)

Theo lịch sử Kitô giáo, hòn đảo nhỏ Patmos ở Dodecanese là nơi Thánh John Nhà thần học (còn gọi là Thánh John xứ Patmos) đã biên soạn cả Phúc âm và Khải huyền vào cuối thế kỷ thứ 1SCN.

Năm 1088, tu viện Chính thống giáo dành riêng cho ngài đã được xây dựng bởi Hosios Christodoulos Latrinos. Nơi này sau đó đã trở thành nơi học tập và hành hương của những người theo đạo Thiên chúa.

Tu viện có vẻ ngoài giống như một lâu đài đa giác kiên cố, với những tòa tháp đồ sộ và những bức tường có răng cưa. Bên trong khuôn viên là một quần thể kiến ​​trúc gồm các nhà thờ, nhà nguyện và các phòng tu.

Bên trong quần thể là các bản thảo và biểu tượng Kitô giáo ban đầu, cũng như các bức tranh tường và các đồ nội thất nhà thờ khác.
Gần đó, “Hang động Khải Huyền” nổi tiếng được cho là nơi Thánh John đã đọc Sách Khải Huyền và Phúc  m cho đệ tử Prochoros của mình.

Corfu (2007)

Đảo Corfu có vị trí chiến lược tại lối vào phía nam của Biển Adriatic. Corfu thường bị nhiều thành bang và liên minh tranh giành trong thời kỳ cổ đại. Nơi đây cũng đã đổi chủ nhiều lần giữa các triều đại cai trị của đế chế Byzantine.

Từ cuối thế kỷ 14, hòn đảo này trở thành một phần của thalassocracy của Venice. Trong suốt 4 thế kỷ tiếp theo, từ năm 1386 đến năm 1797, nơi này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của Venice trước sự xâm lược của Ottoman ở phía đông Địa Trung Hải.

Sau này, hòn đảo được chuyển giao cho người Pháp trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang tay người Anh vào thế kỷ 19. Cuối cùng nó trở thành một phần của nhà nước Hy Lạp hiện đại vào ngày 29/3/1864.

paleokastritsa-corfu-hy-lap-casa-seguro-011
Năm 2007, Corfu trở thành di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận.

Di chỉ khảo cổ Philippi (2016)

Philippi được thành lập vào năm 356 trước Công nguyên bởi Philip II của Macedon. Thành phố này nằm ở đông bắc Hy Lạp, là một điểm dừng chân quan trọng trên Via Egnatia – con đường cổ xưa nối liền châu Âu với châu Á. Sau này, nó nhanh chóng phát triển thành một thành phố sôi động với một nhà hát lớn, tường thành và cổng và một đền thờ.

Vào năm 31 TCN, Octavian đã tái lập thành phố như một thuộc địa Colonia victrix Philippensium tiếp nhận người Ý đến định cư. Vào khoảng năm 49 – 50 SCN nơi này đã trở thành một trung tâm quan trọng của Kitô giáo sơ khai.

Những tàn tích của các vương cung thánh đường mái vòm từ thế kỷ thứ 4–6 và một nhà thờ hình bát giác là minh chứng cho tầm quan trọng của nó như một giáo phận. Đến nay, địa điểm này vẫn là một địa điểm hành hương quan trọng.

philippi-greece-casa-seguro-022
Di chỉ khảo cổ Philippi ở Hy Lạp.

Núi Athos

Nhắc tới các di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận không thể bỏ qua núi Athos. Ngọn núi này ngoài tên gọi Athos còn được biết tới với cái tên “Núi Thánh”. Khu núi Athos có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Đây từng là trung tâm tâm linh của chính thống giáo vào thế kỷ thứ 10. Toàn bộ khu di tích có tổng diện tích hơn 355km2. Tới nay vùng này vẫn có 20 tu viện còn hoạt động. Núi Thánh cấm phụ nữ, trẻ em.

Các tu viện ở đây có kiến trúc điển hình của tu viện Chính thống giáo. Cụ thể, các tòa nhà chính hình vuông, hình chữ nhật, hình thang được bao quanh bởi các tòa tháp kiên cố. Mỗi tu viện có thể xem như một kiệt tác, một bảo tàng nghệ thuật với tranh tường thời trung cổ, đồ vật bằng vàng, bản thảo minh họa.

mountain-athos-greece-casa-seguro-022
Núi Athos là một trong các di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận.

Xem thêm: Đảo Corfu của Hy Lạp: Khám phá chi tiết A – Z

Cập nhật danh sách di sản thế giới ở Hy Lạp thứ 19 được công nhận 2024 – vùng Zagori

Ngoài những cái tên kể trên, di sản thế giới ở Hy Lạp thứ 19 được công nhận 2024 còn có vùng Zagori của Epirus, tây bắc Hy Lạp.

Nơi đây nổi tiếng với những ngôi làng xây bằng đá truyền thống và những cây cầu vòm. Zagori cũng là nơi lưu giữ vô số di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm âm nhạc truyền thống, lễ hội tôn giáo và truyền thống địa phương.

Theo các chuyên gia văn hóa, vùng này chịu ảnh hưởng của Balkan, Trung  u và Tiểu Á. Đây là vùng đầu tiên ở Hy Lạp được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới danh giá trong hạng mục “cảnh quan văn hóa”.

Trải dài dọc theo sườn núi phía tây của Dãy núi Pindus, 45 ngôi làng, được gọi chung là “Zagorochoria”, được coi là những ví dụ nổi bật về kiến ​​trúc bản địa truyền thống, có niên đại từ thế kỷ 17 và 18.

Trong số 160 cây cầu được xây dựng vào thế kỷ 18 và 19, có khoảng 100 cây cầu vẫn còn tồn tại, bao gồm cả cây cầu Kokkori nổi tiếng. Theo tiêu chuẩn của UNESCO, các công trình bằng đá được trưng bày trên các cây cầu, tòa nhà và lối đi thể hiện truyền thống kiến ​​trúc độc đáo của vùng Zagori.

Trên đây là danh sách di sản thế giới ở Hy Lạp được UNESCO công nhận được Casa Seguro cập nhật đầy đủ nhất. Mong rằng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa Hy Lạp trước khi tới đây học tập, định cư.

Xem thêm: Cuộc sống ở Hy Lạp thế nào? Có thích hợp cho người nhập cư?

Định cư Châu Âu nhanh với chi phí thấp qua chương trình Visa D7 Bồ Đào Nha. Liên hệ Casa Seguro để được tư vấn.