Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ lại được đánh giá là quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Cùng so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam trong bài viết dưới đây của Casa Seguro để thấy rõ điều này.
Nhắc tới Mỹ hầu hết chúng ta đều nghĩ tới một quốc gia có nền kinh tế phát triển, công nghệ thông tin đi đầu toàn cầu và là nơi có nhiều trường đại học danh tiếng bậc nhất. Chỉ từng đó thôi cũng đủ thấy chất lượng giáo dục của nước này đóng vai trò quan trọng ra sao. Một vài so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam ngay sau đây sẽ cho thấy khoảng cách giữa giáo dục 2 quốc gia là quá lớn.
Khác biệt trong cách giảng dạy
Một trong những khác biệt rõ nét nhất khi so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam chính là cách giảng dạy.
Việt Nam
- Giáo dục thiên nhiều về lý thuyết. Quá trình giảng dạy chủ yếu xoay quanh nội dung sách giáo khoa.
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập là học sinh phải nắm vững lý thuyết trong sách.
Mỹ
Ngược lại với Việt Nam, người Mỹ coi trọng thực hành hơn. Các chương trình học sẽ đan xen lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức trong sách, giáo viên sẽ hướng học sinh tới những tình huống thực tiễn. Bằng phương pháp này, các em sẽ hiểu và biết cách áp dụng lý thuyết vào cuộc sống. Hơn thế, nhà trường cũng sẽ khuyến khích các em tham gia thảo luận, phát biểu quan điểm cá nhân. Đây là điểm khác biệt rõ nét khi so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam.
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về chọn môn học
Việt Nam
Tại Việt Nam, học sinh không được phép lựa chọn môn học mình yêu thích ngay từ đầu. Hệ thống giáo dục chia thành 3 nhóm môn học chính là:
- Khoa học tự nhiên: Toán, Hóa, Lý, Sinh
- Khoa học xã hội: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung…
Học sinh sẽ bị bắt buộc học các môn có sẵn. Số lượng môn học nhiều, lý thuyết khô cứng, khó tiếp thu. Đây cũng là một trong những lý do khiến các em dễ chán học, hoặc học với tâm thế bị ép buộc.
Mỗi một kỳ thi, học sinh phải dành nhiều thời gian để ôn luyện các môn khác nhau. Từ đó, không phân bổ đủ thời gian nghỉ ngơi, tham gia ngoại khóa hay lớp học kỹ năng mềm.
Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ lại hoàn toàn khác. Họ trao quyền lựa chọn cho học sinh. Các em được phép chọn lớp học, môn học theo sở thích cá nhân. Nhà trường cũng xây dựng các chương trình ngoại khóa, khuyến khích học sinh tham gia. Đặc biệt, hàng năm các thầy cô sẽ cho học sinh lựa chọn học môn nghệ thuật hoặc thể thao theo đúng thế mạnh. Bằng cách này, các em được phát huy tối đa năng khiếu của bản thân.
Xem thêm: Hệ thống giáo dục Mỹ: Những điều mà không phải ai cũng biết
Sự khác biệt về cách đánh giá
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam còn thấy sự khác biệt trong cách đánh giá học sinh.
Việt Nam
Thầy cô sẽ đánh giá học sinh thông qua điểm số hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Vô hình chung, điểm số đã tạo áp lực lên học sinh, phụ huynh. Trước các kỳ thi chuyển lớp, chuyển cấp, đại học, các em phải chịu 1 áp lực rất lớn.
Mỹ
Tại Mỹ, nhà trường lại chọn đánh giá học sinh bằng nhiều yếu tố khác nhau. Đối với kỳ thi đại học, các trường sẽ xét tuyển dựa trên điểm SAT, ACT. Ngoài ra, họ còn xem xét cả điểm tham gia hoạt động ngoại khóa.
Giải thưởng
Hệ thống giáo dục Việt Nam rất coi trọng thành tích. Học sinh chịu áp lực rất nhiều đối với việc thi “trường chuyên, lớp chọn”. Nhiều người nhận xét, giáo dục Việt Nam đào tạo học sinh thành những cỗ máy. Các em buộc phải nạp vào quá nhiều lý thuyết “suông” không có tính thực tiễn.
Trong khi đó ở Mỹ, học sinh được khuyến khích chứ không bắt buộc phải tham gia các cuộc thi. Học sinh sẽ được tự mình lựa chọn có thi hay không. Sau đó, sẽ tự xây dựng lên kế hoạch học tập và ôn luyện để đạt kết quả cao.
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Một trong những điểm yếu của giáo dục Việt Nam khi so sánh với Mỹ chính là thiết bị giảng dạy. Tại Việt Nam chỉ có một số trường công lập, tư thục mới được trang bị máy chiếu, tivi phục vụ cho công việc giảng dạy. Còn lại, đại đa số các trường chỉ sử dụng phấn và bảng đen.
Trong khi đó, hệ thống giáo dục ở Mỹ trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất để phục vụ cho việc giảng dạy diễn ra hiệu quả hơn. Để giao tiếp với học sinh ngoài giờ lên lớp, giáo viên có thể sử dụng hệ thống quản lý học tập như Canvas, Moodle, Google Classroom và các hệ thống khác.
Bên cạnh đó, các trường học ở Mỹ cũng thường xuyên đổi mới thiết bị, máy móc để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Hoạt động ngoại khóa
Hiện tại, học sinh, sinh viên Việt Nam đã được tham gia vào nhiều chương trình ngoại khóa hơn trước kia. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng không đóng góp quá nhiều vào bảng đánh giá cuối kỳ, cuối năm. Trong khi đó, nếu so sánh nền giáo dục Việt Nam và Mỹ sẽ thấy Mỹ cực kỳ coi trọng điểm hoạt động ngoại khóa.
Bạn có thể nhìn rõ điều này khi bạn làm hồ sơ du học Mỹ. Theo đó, nếu muốn xin học bổng thì điểm trung bình đạt loại xuất sắc là chưa đủ. Các trường đại học Mỹ vẫn ưu tiên các bạn học sinh có thành tích hoạt động ngoại khóa tốt. Ví dụ, bạn có thể vượt qua được ứng viên khác nhờ giữ vị trí lãnh đạo trong một vài câu lạc bộ.
Tại các trường đại học tư thục ở Mỹ, đôi khi điểm hoạt động ngoại khóa có giá trị tương đương với GPA.
Nhìn chung, so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam là một sự khiên cưỡng. Mỗi một nền giáo dục sẽ có định hướng phát triển khác nhau. Nếu như Việt Nam chú trọng vào lý thuyết thì Mỹ lại thích thực hành và vận dụng các lý thuyết vào cuộc sống hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống giáo dục Mỹ, bạn vui lòng đón đọc thêm trong các bài viết tiếp theo của Casa Seguro nhé.