Hệ thống y tế ở Pháp có tốt không? Hệ thống bảo hiểm y tế ở Pháp như thế nào? Người định cư Pháp có được đảm bảo quyền lợi về chăm sóc sức khỏe? Cùng Casa Seguro tìm hiểu chi tiết về hệ thống y tế Pháp ngay sau đây nhé!
Tổng quan hệ thống y tế Pháp
Pháp là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới. Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về y tế Pháp, Casa Seguro mời bạn đọc điểm qua một vài nét tổng quan hệ thống y tế Pháp:
- Hệ thống y tế ở Pháp là một hệ thống được phục vụ tốt với hơn một bác sĩ cho mỗi 1.000 người dân.
- Tuổi thọ trung bình ở Pháp là 82 tuổi đối với nam và 87 tuổi đối với nữ.
- Các bệnh viện ở Pháp được trang bị công nghệ tiên tiến và cung cấp nhiều phương pháp điều trị chuyên khoa.
- Hệ thống y tế Pháp hoạt động dựa trên mô hình bảo hiểm xã hội được gọi là Sécurité Sociale. Nó cung cấp phạm vi bảo hiểm gần như phổ quát cho tất cả cư dân. Bao gồm cả công dân, cư dân hợp pháp và khách du lịch.
- Chi phí chăm sóc sức khỏe ở Pháp được tài trợ một phần bởi nhà nước và một phần bởi các công ty bảo hiểm cá nhân hoặc tư nhân.
- Thuế từ người lao động và người sử dụng lao động đóng góp cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh trong hệ thống y tế của Pháp nhé!
Hệ thống bảo hiểm y tế ở Pháp có gì đặc biệt?
Pháp có 2 loại bảo hiểm y tế cơ bản. Đó là bảo hiểm xã hội (Sécurité Sociale) và bảo hiểm y tế bổ sung (Une mutuelle). Cụ thể:
Bảo hiểm xã hội (Sécurité Sociale)
Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Nó hoạt động dựa trên mô hình bảo hiểm xã hội được gọi là Sécurité Sociale. Mô hình này cung cấp phạm vi bảo hiểm gần như phổ quát cho mọi công dân Pháp. Bất kể tuổi tác, sự giàu có hay địa vị. Điều này đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết.
Để có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện như vậy. Người dân ở Pháp phải đóng góp một mức thuế khá cao. Quốc gia này chi hơn 11% GDP cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe bắt buộc. Cao hơn nhiều so với các nước EU khác. Nhưng đổi lại, người Pháp được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Bệnh nhân chi trả tương đối ít cho y tế vì phần lớn được Chính phủ trợ cấp.
Theo đó, khi sử dụng dịch vụ y tế ở Pháp, bảo hiểm xã hội thường chi trả 70% chi phí bác sĩ đa khoa và 80% chi phí thăm khám tại bệnh viện. Với những căn bệnh nặng như tiểu đường, ung thư,… bảo hiểm y tế ở Pháp sẽ chi trả 100%.
Bảo hiểm y tế bổ sung (Mutuelle)
Mặc dù phạm vi bảo hiểm cơ bản là toàn diện. Nhưng nó có thể không chi trả tất cả các chi phí chăm sóc sức khỏe. Do đó, nhiều người thường chọn mua thêm bảo hiểm y tế bổ sung, được gọi là Mutuelle.
Được cung cấp thông qua các công ty bảo hiểm tư nhân, bảo hiểm y tế bổ sung sẽ giúp chi trả phần chi phí còn lại không được bảo hiểm y tế cơ bản hoàn trả. Đồng thời mang lại nhiều lựa chọn hơn về các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nói cách khác, bảo hiểm bổ sung là một cách để đảm bảo rằng bạn được bảo hiểm 100%.
Bệnh viện ở Pháp có tốt không?
Câu trả lời là Có! Các bệnh viện ở Pháp nổi tiếng với dịch vụ y tế chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tiên tiến, chuyên gia y tế có tay nghề cao và nhiều chuyên khoa đa dạng. Dưới đây là một số nét chính về bệnh viện ở Pháp:
- Chất lượng y tế cao, luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt.
- Công nghệ tiên tiến và đổi mới với các phương pháp điều trị sáng tạo, theo kịp những tiến bộ trong khoa học y tế.
- Chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo bài bản và có tay nghề cao.
- Có khả năng cung cấp dịch vụ chuyên biệt trên nhiều lĩnh vực y tế khác nhau.
- Dịch vụ cấp cứu y tế khẩn cấp 24/7 kịp thời và hiệu quả.
- Các bệnh viện của Pháp tích cực tham gia nghiên cứu y tế và được quốc tế công nhận vì sự xuất sắc trong việc đóng góp cho nghiên cứu và đổi mới y học.
Chính sách y tế cho người định cư Pháp thế nào?
Như đã nhắc đến ở trên, Pháp có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nó cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho mọi người. Bao gồm cả những người định cư.
Điều đó có nghĩa là người định cư ở Pháp cũng được quyền tham gia bảo hiểm toàn dân và bảo hiểm y tế bổ sung. Đồng thời hưởng đầy đủ các quyền lợi chăm sóc sức khỏe của từng loại bảo hiểm khi khám bệnh ở Pháp.
Để đủ điều kiện nhận bảo hiểm y tế xã hội, người định cư Pháp phải đáp ứng các yêu cầu về cư trú. Theo đó, bạn phải sống ở Pháp được 3 tháng hoặc đang làm việc ở nước này và được chủ lao động mua bảo hiểm. Đồng thời có dự định sống ở Pháp một cách “ổn định và thường xuyên” trong ít nhất 6 tháng.
Vì vậy, trước khi đủ điều kiện tham gia bảo hiểm toàn dân. Người định cư nên mua bảo hiểm y tế tư nhân để được hỗ trợ chi phí khi khám bệnh.
Đánh giá ưu và nhược điểm của hệ thống y tế ở Pháp
Vậy tóm lại, hệ thống y tế ở Pháp có thực sự tốt hay không? Để đánh giá khách quan nhất, chúng ta cần phân tích ưu và nhược điểm của của hệ thống y tế ở Pháp như sau:
Ưu điểm
- Hệ thống y tế ở Pháp có chất lượng cao và giá cả phải chăng. Phần lớn chi phí được bảo hiểm y tế công cộng chi trả.
- Hệ thống y tế Pháp đáp ứng nhanh chóng. Nhìn chung, không phải chờ đợi lâu và việc đặt lịch hẹn cũng rất dễ dàng.
- Pháp cung cấp dịch vụ chăm sóc phòng ngừa cho tất cả mọi người. Bao gồm cả việc khám sức khỏe miễn phí 2 năm một lần.
- Tất cả cư dân hợp pháp đều có thể tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ngay cả những người thất nghiệp.
- Người nước ngoài cũng có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của Pháp.
Nhược điểm
- Công dân và người lao động tại Pháp phải trả một khoản thuế đáng kể để duy trì và hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân của họ.
- Người nước ngoài phải cư trú ở Pháp được 3 tháng thì mới có thể tiếp cận chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, hệ thống y tế Pháp mang lại rất nhiều lợi ích và ưu điểm vượt trội cho người dân. Ngay cả khi họ phải đóng mức thuế cao nhưng quyền lợi nhận về vẫn rất xứng đáng. Thậm chí là hơn thế nữa.
Tạm kết, hy vọng những thông tin mà Casa Seguro chia sẻ trên đây là giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống y tế ở Pháp. Đặc biệt là những ai đang chuẩn bị đến Pháp du học hay định cư. Tham khảo những bài viết khác về nước Pháp tại mục “Tin tức” nhé!
Xem thêm: Quốc tịch Pháp: 4 điều mà không phải ai cũng nói cho bạn biết