Một trong những câu hỏi mà Casa Seguro thường nhận được là về hồ sơ cần thiết cho đương đơn có con gái trên 18 tuổi đang theo học tại nước ngoài. Mới đây, chúng tôi đã chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp con đang du học tại Mỹ. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đó là khi con cái cái họ là nữ, đang theo học tại Đức, một quốc gia có hệ thống giáo dục uy tín hàng đầu thế giới. Vậy, bộ hồ sơ trong trường hợp này có những đặc thù gì so với khi con du học tại Mỹ? Hãy cùng Casa Seguro đi sâu vào tìm hiểu.
Người phụ thuộc trên 18 tuổi đang đi du học tại Đức thì hồ sơ cần gì?
Khi ba mẹ là đương đơn chính của bộ hồ sơ Golden Visa Bồ Đào Nha và có con gái trên 18 tuổi vẫn đang trong trạng thái phụ thuộc vào cha mẹ về mặt học vấn – tài chính, chưa kết hôn, theo học toàn thời gian tại một cơ sở giáo dục được công nhận tại Đức cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của Cơ quan Hội nhập, Di cư và Tị nạn (AIMA). Mặc dù có những điểm tương đồng cơ bản so với trường hợp con du học ở Mỹ, song song đó vẫn tồn tại những khác biệt quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Hồ sơ của người phụ thuộc du học Đức cũng phân thành hai loại, hồ sơ nhân thân tại Việt Nam và tại Đức. Đối với hồ sơ nhân thân tại Việt Nam cũng bao gồm lý lịch tư pháp số 2 (giá trị trong 03 tháng), giấy khai sinh trích lục/bản sao (có giá trị trong 12 tháng), giấy xác nhận tình trạng độc thân (có giá trị trong 12 tháng).
Còn hồ sơ nhân thân tại Đức thì bao gồm:
- Lý lịch tư pháp tại Đức bản gốc, cần được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Đức trong trường hợp người phụ thuộc cư trú từ 12 tháng trở lên.
- Hồ sơ chứng minh quá trình học tập tại Đức. Đây là yếu tố then chốt để chứng minh mục đích chính của việc ở lại Đức là học tập, và người con vẫn đang trong trạng thái phụ thuộc vào cha mẹ. Cụ thể là giấy xác nhận đang theo học, văn bản chính thức từ trường, xác nhận rằng người con hiện đang là sinh viên chính thức, ghi rõ khóa học, thời gian bắt đầu và dự kiến kết thúc.
Ngoài hồ sơ học tập, nhà đầu tư cũng nên cung cấp bằng chứng cho thấy người con phụ thuộc về tài chính. Như: sao kê chuyển khoản học phí/sinh hoạt phí từ cha mẹ, giấy xác nhận không có thu nhập tại Đức (nếu có), hoặc các chứng từ khác thể hiện tài chính do cha mẹ chu cấp.

Các giấy tờ được cấp bởi cơ quan công quyền tại Đức, bao gồm Giấy xác nhận đang theo học và Lý lịch tư pháp, bắt buộc phải được chứng thực Apostille để có giá trị pháp lý tại Bồ Đào Nha. Việc thiếu chứng thực Apostille có thể dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối. Quy trình xin Apostille tại Đức có thể khác nhau tùy thuộc vào loại giấy tờ và bang (Bundesland) nơi giấy tờ được cấp.
Đặc biệt, bộ hồ sơ sau khi có dấu Apostille cần được dịch thuật sang tiếng Bồ Đào Nha bởi những cá nhân được cấp phép theo quy định của Bồ Đào Nha.
Sự khác biệt so với trường hợp du học tại Mỹ
Điểm khác biệt nổi bật so với trường hợp con du học tại Mỹ nằm ở yêu cầu về Lý lịch tư pháp từ Đức và quy trình chứng thực Apostille. Trong khi giấy tờ từ Mỹ thường được chứng thực bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và không yêu cầu dịch thuật nếu được nộp bằng tiếng Anh, các văn bản từ Đức nếu nằm ngoài các ngôn ngữ theo Công Ước La Hay quy định thì cần trải qua quá trình dịch thuật công chứng sang tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha và sau đó được chứng thực Apostille theo quy định của Đức. Cơ quan có thẩm quyền cấp dấu Apostille tại Đức cũng khác biệt so với quy trình chứng thực tại Mỹ.

Ngoài ra, có thể có sự khác biệt nhỏ về các loại giấy tờ chứng minh tài chính phụ thuộc đương đơn hoặc các yêu cầu cụ thể từ phía trường học. Vì vậy, anh/chị nên cập nhật thông tin mới nhất từ AIMA hoặc có thể liên hệ Casa Seguro để được các chuyên gia di trú tư vấn chi tiết nhất.
Nếu anh/chị đang có kế hoạch đầu tư vào Bồ Đào Nha thông qua chương trình Golden Visa và có con đang du học tại Đức, đừng ngần ngại liên hệ với Casa Seguro để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẽ mang đến cho anh/chị một trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và đáng tin cậy, giúp nhà đầu tư hoàn thành mục tiêu cao nhất trong hành trình di trú.
Xem thêm: Golden Visa Bồ Đào Nha: Ba mẹ là đương đơn, con đang du học Mỹ cần hồ sơ gì?