Nhắc đến Hy Lạp, ngoài những công trình kiến trúc cổ xưa thì tôn giáo ở Hy Lạp cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Vậy người Hy Lạp đang theo các tôn giáo nào? Lịch sử phát triển của tôn giáo ở quốc gia này ra sao? Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Casa Seguro tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Hy Lạp có những tôn giáo nào?
Tôn giáo được xem là một trong những phần quan trọng của người dân Hy Lạp. Theo thống kê, các tôn giáo ở Hy Lạp hiện nay có các nhóm:
- Kitô giáo
- Thiên chúa giáo
- Hồi giáo
- Các tôn giáo khác
- Vô thần
Theo đó, người đi theo Kitô giáo đặc biệt là Greek Orthodox religion (Giáo hội chính thống giáo Hy Lạp) chiếm số đông, khoảng 90%. Đây cũng được hiến pháp công nhận là tôn giáo thịnh hành tại quốc gia này.
Theo sau Kitô giáo là người theo đạo Thiên chúa. Những cư dân theo đạo này chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 3%. Đứng thứ 3 là Hồi giáo chiếm 2%. Phần còn lại là Công giáo Hy Lạp, Do Thái, Tin lành, nhân chứng Giê-hô-va. Có phần nhỏ người nhận mình không theo các tôn giáo ở Hy Lạp.
Ở Hy Lạp, tôn giáo là quyền tự do. Trong hiến pháp nước này nêu rõ, quyền tự do tôn giáo là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp cũng ban lệnh cấm truyền đạo. Đây là những việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến tôn giáo, tín ngưỡng của một người có tín ngưỡng tôn giáo khác với mục đích làm suy yếu đi những tín ngưỡng đó.
Về nguồn gốc tôn giáo ở Hy Lạp có thể bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước. Một số tài liệu cho rằng tôn giáo có từ thời Homer. Sau này, tôn giáo Hy Lạp ảnh hưởng tới nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có người La Mã.
Lịch sử các tôn giáo ở Hy Lạp
Nói về lịch sử các tôn giáo ở Hy Lạp có nhiều quan điểm khác nhau. Theo một số tài liệu, tôn giáo ở Hy Lạp có thể bắt nguồn từ thời xa xưa. Ví dụ, thần bầu trời Zeus đã được thờ từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.
Tuy nhiên, hình thức tôn giáo được thiết lập thì tính từ thời Homer (khoảng thế kỷ 9 hoặc thứ 8 trước công nguyên). Tới thế kỷ thứ 4 sau công nguyên thì các tôn giáo ở Hy Lạp bị lu mờ bởi tôn giáo của đế quốc La Mã.
Khi người Hy Lạp có một số lượng lớn các thuộc địa, tôn giáo của họ lan rộng. Phía Tây có Tây Ban Nha, phía Đông có khu vực sông Ấn ở Nam Á. Theo tài liệu lịch sử, tôn giáo ở Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn đến tôn giáo La Mã. Rõ nét nhất là người La Mã đã đồng nhất nhiều vị thần của họ với các vị thần Hy Lạp.
Một số anh hùng cũng như vị thần Hy Lạp tồn tại mãi sau này. Thời kỳ Phục hưng châu Âu, các nhà văn phương Tây đã đưa các vị thần Hy Lạp vào các tác phẩm của họ. Điều này cho thấy tôn giáo Hy Lạp cổ đại tác động to lớn đến văn hóa phương Tây.
Đặc điểm các tôn giáo ở Hy Lạp
Khi nói tới tôn giáo của Hy Lạp có không ít người nhầm lẫn, nó và thần thoại Hy Lạp là một. Thực tế, thần thoại Hy Lạp là một phần trong thế giới quan tôn giáo của người Hy Lạp. Tuy nhiên, thần thoại Hy Lạp và tôn giáo không phải là một.
Trong văn hóa Hy Lạp tôn giáo bao gồm các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo. Chẳng hạn như cầu nguyện và nghi lễ của người Hy Lạp cổ đại. Phong tục tôn giáo của Hy Lạp cổ đại có sự khác biệt tùy vào vị trí và tầng lớp.
Theo các chuyên gia, tôn giáo Hy Lạp đặc trưng bởi 2 điểm:
- Niềm tin vào vô số các vị thần giống con người dưới một vị thần tối cao.
- Tôn giáo ở Hy Lạp không có giáo điều. Có thể hiểu, giáo điều chính là những điều mà một người phải tin để được coi là ngoan đạo. Trong một số tôn giáo, có một niềm tin nhất định phải được tuân theo. Bằng cách đó mới có thể trở thành thành viên của đức tin.
Ở Hy Lạp cổ đại, chỉ cần tin rằng các vị thần tồn tại và thực hiện các nghi lễ và hy sinh để tôn vinh họ là đủ. Tôn giáo không dựa trên một sách/kinh.
Nếu tìm hiểu sâu hơn về tôn giáo ở Hy Lạp bạn sẽ thấy, người Hy Lạp có nhiều vị thần hiện thân hoặc có khả năng kiểm soát tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng, người sống ngay thẳng sẽ được lên thiên đường.
Người định cư cần tránh điều gì khi đến Hy Lạp?
Khi tới định cư Hy Lạp, ngoài việc hiểu rõ về tôn giáo ở nước này, bạn cũng cần biết thêm những điều bị xem là tối kỵ để tránh phạm phải.
Không hỏi người bản địa rằng họ có tôn thờ vị thần cổ đại không?
Dù biết rằng Chính thống giáo là tôn giáo ở Hy Lạp có nhiều người theo nhất, tuy nhiên đừng hỏi những câu đại ý rằng, ai đó có tôn thờ vị thần cổ đại không. Bởi vì vẫn có một bộ phận dân số Hy Lạp tôn thờ vị thần cổ đại. Họ cũng đấu tranh cho việc khôi phục lại tôn giáo đa thần. Việc bạn hỏi câu này có thể bị xem như một sự xúc phạm.
Trang phục khi đến nhà thờ
Các tu viện, nhà thờ đều áp dụng các quy định về trang phục khá nghiêm ngặt. Thường khách tới thăm quan sẽ không được mặc quần short. Hoặc phụ nữ phải che tay. Tại một số khu vực đông khách thăm quan, người ta còn chuẩn bị sẵn những tấm vải quấn để du khách sử dụng nếu cần.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tôn giáo ở Hy Lạp mà ai cũng nên biết. Mong rằng, những kiến thức mà Casa Seguro chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tôn giáo tại quốc gia này. Nếu đang quan tâm tới định cư ở Hy Lạp, bạn có thể để lại lời nhắn và nhận tư vấn từ các chuyên viên của chúng tôi.