HY LẠP LÀM NÊN KỲ QUAN KINH TẾ TỪ NÚI NỢ KHỔNG LỒ

“Núi nợ” kinh tế đã châm ngòi khủng hoảng khiến Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng trong suốt hơn một thập kỷ qua. Vậy nền kinh tế Hy Lạp hiện giờ ra sao? Hy Lạp vẫn trước dốc trên đà khủng hoảng hay vươn lên từ đống đổ nát? Cùng Casa Seguro tìm hiểu về những thăng trầm của nền kinh tế “Xứ thần thoại” kể từ khi khủng hoảng xảy ra vào năm 2008.

1. Vượt khủng hoảng, kinh tế hồi sinh nhờ du lịch và FDI

Năm 2008, Hy Lạp trở thành trung tâm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Các quốc gia trong khu vực châu Âu như Ireland, Bồ Đào Nha, Síp,… buộc phải chấp nhận các gói cứu trợ quốc tế. Riêng Hy Lạp đã phải giơ “cờ đỏ” cầu cứu 3 gói cứu trợ quốc tế trong 5 năm liên tiếp từ 2010 đến 2015 với tổng trị giá 320 tỷ euro, tương đương 343 tỷ USD. Đây là quốc gia phải đối mặt với tình trạng tồi tệ nhất trong các quốc gia tại Liên Minh châu Âu, nền kinh tế toàn Hy Lạp tụt không phanh, hàng trăm doanh nghiệp đến bờ vực phá sản khi ngân hàng đóng cửa hàng loạt, thu nhập hộ gia đình và lương hưu cắt giảm,… Đỉnh điểm năm 2013, gần ⅓ người Hy Lạp rơi vào trạng thái thất nghiệp, mất nguồn thu nhập.

Cuộc khủng hoảng không chỉ biến động kinh tế mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, gây ra mất việc làm đáng kể và làm suy giảm mức sống của người dân Hy Lạp. Các biểu tình và xung đột xã hội đã diễn ra, đặc biệt vào năm 2011. Từ đó, chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm ngân sách nghiêm ngặt và các biện pháp cắt giảm quyền lợi xã hội.

“Để tự cứu mình, Hy Lạp cần thắt lưng buộc bụng. Dù rất muốn giảm nhẹ các chính sách này, nhưng chúng tôi vẫn phải thực hiện những bước đi khó khăn này mới tồn tại”, Ngài Yannis Stournaras – Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, Nguyên Bộ trưởng Tài chính đã chia sẻ.

Sau thời gian thực hiện nghiêm ngặt các chính sách kiểm soát tài chính, giai đoạn khủng hoảng kinh tế đầy khó khăn của Hy Lạp chính thức khép lại và từng bước hồi sinh vào năm 2018. Nhờ vào nguồn đầu tư nước ngoài và du lịch đã là giúp cho nền kinh tế Hy Lạp có một cú lội ngược dòng, vượt qua khủng hoảng hồi sinh trở thành kỳ quan kinh tế đầy tiềm năng phát triển. Kể từ đó, Hy Lạp củng cố được niềm tin từ Liên minh châu Âu (EU) nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

Đơn cử, hơn 10 triệu khách du lịch đã đổ về Hy Lạp vào mùa hè này, mang lại doanh thu ước tính hơn 21 tỷ euro. Song song đó, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) vào Hy Lạp năm 2021 đạt đỉnh điểm 5 tỷ EUR, tạo mốc son tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 2002. Nhu cầu ngày càng tăng về khách sạn, dịch vụ cho thuê Airbnb và các dự án theo diện đầu tư định cư chương trình Golden Visa Hy Lạp đã mang đến sự tăng trưởng kinh tế cùng hàng loạt các hoạt động xây dựng tại trung tâm, ngoại ô và các hòn đảo nổi tiếng của Hy Lạp.

Riêng khoản đầu tư liên quan đến từ chương trình Golden visa Hy Lạp đã thu hút 200 triệu euro/năm. Đây là chương trình thị thực cho phép người nước ngoài đầu tư vào dự án của Hy Lạp và EU để nhận thẻ thường trú 5 năm cho cả gia đình. Trong sáu tháng đầu năm 2023, Hy Lạp đã ghi nhận trung bình 692 đơn đăng ký mỗi tháng, số lượng hồ sơ trung bình tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023, Golden Visa Hy Lạp đã thiết lập cột mốc kỷ lục mới. Dự báo, số lượng nhà đầu tư chương trình Golden Visa Hy Lạp sẽ gia tăng đáng kể và tạo thêm nhiều kỳ tích hơn nữa. Bởi dự luật “Thêm nhà ở” của Bồ Đào Nha có thể thông qua trong vòng thời gian gần nhất, đồng nghĩa với việc hạng mục đầu tư bất động sản theo chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha sẽ chấm dứt, tạo làn sóng dịch chuyển chú ý sang bất động sản Hy Lạp.

Để tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Hy Lạp với các dự án tiềm năng với mức vốn đầu tư hợp lý chỉ 250.000 EUR, Quý nhà đầu tư có thể liên hệ Hotline

2. Thiết lập kỳ quan kinh tế, tiềm năng phát triển trong tương lai

“Trước những biến động đầy khó khăn và tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu, nền kinh tế Hy Lạp không chỉ đang dần phục hồi, mà còn trở nên phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Một nền kinh tế đầy tiềm năng và triển vọng, tuy nhiên vẫn tồn đọng những thách thức không nhỏ của thời đại” – Bộ trưởng Tài chính Christos Staikouras cho biết.

Năm 2022, Hy Lạp đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,9%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 239,3 tỷ USD/năm. Tỉ lệ thuận với GDP, xuất khẩu cũng có sự gia tăng đáng kể từ 40 tỷ euro vào năm 2021 lên 54,7 tỷ euro.

Các Tập đoàn lớn như Microsoft, Pfizer, Cisco, JPMorgan, Meta và các công ty đa quốc gia khác mở rộng thị trường sang Hy Lạp, nhảy vào đầu tư một quốc gia có nền kinh tế hồi phục nhanh và đầy triển vọng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Hy Lạp cũng trở nên nhộn nhịp do mức vốn đầu tư trong lĩnh vực này phù hợp ngân sách hơn so với các nước cùng khu vực như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha,… Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại 797 triệu euro cho nền kinh tế Hy Lạp. Đứng cùng vị thế với Pháp và Hà Lan, Hy Lạp trở thành một trong ba quốc gia châu Âu chiếm khoảng ¾ tổng mức tăng giá bất động sản và các dự án phát triển trong khu vực EU.

Đối với bất động sản tại khu vực đô thị như Athens, Thessaloniki, Santorini,…có khả năng tăng trong tương lai. Cụ thể, giá bất động sản tại thủ đô Athens ở khu vực trung tâm và ngoại ô đều có mức giá 3.000€/mét vuông, giá cho thuê căn hộ 1 phòng tại vị trí trung tâm là 650€/tháng, bên ngoài trung tâm là 600€/tháng. Theo dự báo, Athens sẽ giữ vững vị trí top 30 thành phố châu Âu có triển vọng bất động sản tốt nhất.

Không phải là kỳ tích hay phép màu, sự chuyển biến lật ngược tình thế của Hy Lạp đều do vào sự nỗ lực và các chính sách hợp lý trong suốt 12 năm ròng. Từ giai đoạn khủng hoảng kinh hoàng, còng lưng gánh “núi nợ” kinh tế” chuyển tiếp đến giai đoạn hồi sinh và dần tăng trưởng. Và hơn thế nữa, Hy Lạp sẽ ngày càng khẳng định vị thế trên toàn cầu.

Theo Casa Seguro