Bị từ chối visa Schengen là nỗi sợ của nhiều người. Vậy lý do nào khiến bạn bị từ chối thị thực? Bài viết sau đây của Casa Seguro sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này.
Lý do bị từ chối visa Schengen
Có rất nhiều lý do khiến bạn bị từ chối visa Schengen trong đó phải kể đến:
Từng phạm tội trong quá khứ hoặc hiện tại
Nước sở tại có quyền đánh trượt visa Schengen khi đương đơn bị coi là mối đe dọa đối quốc gia của họ.
Giấy thông hành giả
Các cá nhân cố tình xuất trình giấy thông hành giả cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ bị từ chối visa Schengen.
Không giải trình được mục đích lưu trú
Một vài lý do bị từ chối visa Schengen là:
- Không trình bày được công việc, trình độ chuyên môn.
- Không cung cấp được giấy tờ liên quan đến mục đích du lịch, lưu trú trong khu vực Schengen.
- Thời gian xin thị thực không phù hợp với lịch trình đã trình bày.
Hộ chiếu bị hỏng
Lý do bị từ chối visa Schengen có thể là do bạn xuất trình hộ chiếu bị hỏng, rách…
Hộ chiếu không còn hiệu lực
Nếu hộ chiếu của bạn thuộc 1 trong những trường hợp sau thì tỷ lệ bị từ chối visa là rất cao:
- Hộ chiếu không còn thời hạn tối thiểu 3 tháng sau khi trở về từ khu vực Schengen.
- Hộ chiếu không có 2 trang trống.
- Hộ chiếu hơn 10 năm.
Thiếu lịch trình du lịch
Không trình bày được lịch trình du lịch cũng là một trong những lý do bị từ chối:
Ngoài ra, việc bị từ chối visa còn do:
- Thư giới thiệu không hợp lệ.
- Không có bảo hiểm du lịch theo quy định.
- Không có đặt phòng khách sạn hoặc vé du lịch đã đặt trước.
Làm gì khi bị từ chối visa Schengen?
Không may bị từ chối visa Schengen nhiều người sẽ chọn cách buông xuôi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại để thay đổi quyết định của Đại sứ quán/Lãnh sự quán, hoặc tránh ảnh hưởng tới những lịch trình sau này.
Vậy nên làm gì khi bị từ chối visa Schengen?
Nếu bị từ chối thị thực, bạn có thể làm đơn khiếu nại và gửi trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối cấp visa. Lưu ý, đơn khiếu nại phải là bản gốc, có chữ ký của đương đơn và nộp trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện.
Trong đơn cần có tên của người nộp đơn. Ngoài ra, bạn cũng phải ghi rõ lý do vì sao bạn cho rằng quyết định từ chối visa là không hợp lý. Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan quản lý trực tiếp sẽ giải quyết đơn này trong vòng 35 ngày kể từ khi nhận được đơn.
Trước khi viết đơn, bạn cần lưu ý 2 điểm:
- Tìm hiểu rõ cấu trúc đơn khiếu nại ra sao.
- Không nên viết thư quá dài, chỉ khoảng 2 trang là đủ.
Trong thư khiếu nại nên gồm những nội dung sau:
- Thông tin cá nhân
- Thông báo từ chối cấp visa Schengen.
- Lý do tại sao bạn bị từ chối thị thực.
- Tại sao bạn cho rằng việc mình bị từ chối visa Schengen là không chính xác. Liệt kê các lý do, đây là phần quan trọng nhất, bạn nên chú ý.
- Chữ ký ở cuối đơn. Đơn không có chữ ký sẽ bị từ chối.
Các lưu ý cần nhớ để tránh trượt visa châu Âu
Để tránh bị đánh trượt visa châu Âu bạn cần nhớ một số điểm sau:
- Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đúng, đầy đủ các tài liệu mà Đại sứ quán/Lãnh sự quán yêu cầu. Nhiều quốc gia có list danh sách các tài liệu cần có, vì thế bạn hãy tham khảo và chuẩn bị đầy đủ nhé.
- Kiểm tra kỹ thông tin trên đơn đăng ký và tài liệu bạn cung cấp. Hãy đảm bảo rằng, mọi thông tin phải khớp nhau.
- Nộp đơn xin visa Schengen đúng thời điểm. Tránh nộp quá sớm hoặc quá muộn tỷ lệ bị từ chối visa Schengen là rất cao.
- Thông tin về người bảo lãnh trên đơn xin visa Schengen của bạn phải chính xác.
- Có bảo hiểm du lịch hợp lệ. Đảm bảo bảo hiểm này có hiệu lực trên toàn EU.
- Đảm bảo đạt yêu cầu tài chính tối thiểu theo quy định của từng quốc gia.
- Luôn đảm bảo rằng hộ chiếu của bạn trong tình trạng tốt nhất.
- Cung cấp thông tin về chỗ ở. Bạn có thể chuẩn bị:
- Đặt phòng khách sạn
- Đơn đặt chỗ trên Airbnb
- Thư mời
Nếu có gia đình hoặc bạn bè tại 1 trong các quốc gia Schengen, bạn có thể yêu cầu họ gửi thư mời cho mình. Thư mời sẽ giúp hỗ trợ mục đích chuyến đi.
Đặt vé máy bay khứ hồi trước cuộc phỏng vấn visa. Điều này sẽ chứng minh bạn có kế hoạch trở lại sau chuyến đi.
Mọi thông tin cung cấp phải chính xác, đúng sự thật. Hãy trả lời các câu hỏi một cách trung thực.
Một số thắc mắc khi bị từ chối visa Schengen
Có được hoàn lại lệ phí khi bị trượt không?
Trong trường hợp bị từ chối visa Schengen bạn sẽ không được hoàn lại lệ phí.
Bị từ chối có đóng dấu trên hộ chiếu không?
Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Khi bị từ chối visa Schengen đơn vị quản lý sẽ không đóng dấu trên hộ chiếu.
Mất bao lâu để xin lại visa Schengen?
Sau khi visa bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể xin lại. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị trượt một lần nữa, bạn cần tìm hiểu rõ lý do vì sao bị từ chối và chuẩn bị hồ sơ kỹ càng hơn.
Quốc gia Schengen nào dễ cấp visa nhất?
Theo thống kê, Estonia là quốc gia dễ xin thị thực Schengen nhất. Được biết, nước này có tỷ lệ thông qua visa lên tới 98.5% đơn xin thị thực vào năm 2020.
Mất bao lâu để có được visa Schengen?
Thời gian xử lý thị thực Schengen trên toàn thế giới là khoảng 2 tuần. Một số trường hợp có thể sẽ mất 30 ngày để xử lý. Thậm chí có trường hợp phải chờ tới 60 ngày theo lịch làm việc.
Trên đây là một số thông tin về các trường hợp bị từ chối visa Schengen và cách xử lý giúp việc xin thị thực châu Âu của bạn thuận lợi hơn. Tham khảo thêm các thông tin hữu ích được Casa Seguro cập nhật mỗi ngày.
Xem thêm: Khối Schengen là gì? Gồm những nước nào và lưu ý gì khi xin visa?